Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Bánh khảo người Tày: Món ăn của sự sum vầy
Món bánh có sự kết hợp của bột gạo nếp tượng trưng cho đất mẹ, mùi thơm lừng từ vừng mang ý nghĩa hòa hợp, đoàn kết và vị ngọt của đường phên, rượu trắng thơm nồng tình yêu thương...
Bánh khảo người Tày: Món ăn của sự sum vầy Món bánh có sự kết hợp của bột gạo nếp tượng trưng cho đất mẹ, mùi thơm lừng từ vừng mang ý nghĩa hòa hợp, đoàn kết và vị ngọt của đường phên, rượu trắng thơm nồng tình yêu thương...

Món bánh khảo truyền thống là thứ không thể thiếu được trong những ngày Tết Nguyên đán đối với người Tày.

Nguyên liệu để làm bánh khảo.
Nguyên liệu để làm bánh khảo. Ảnh: Dương Khuyên

Ở quê, bắt đầu từ ngày 26 đến 27 âm lịch là mẹ bắt đầu làm bánh. Nguyên liệu đầu tiên không thể thiếu được là bột gạo nếp. Khi chuẩn bị làm bánh, trước đó vài ngày, mẹ tôi chọn ra loại gạo nếp “Hèo” (một giống gạo nếp đặc biệt thơm và dẻo được để giống từ đời xưa), để hong trên bếp lửa thật khô rồi mang đi nổ.

Người ta không nổ gạo bằng máy điện mà cho gạo vào một cái máy quay trên bếp than đỏ hồng, tầm 15-20 phút là được, nổ xong mang đi nghiền thành thứ bột thật mịn và bọc trong túi ni lông kín.

Cách làm bánh khảo ở quê tôi có phần khác với cách làm bánh khảo của nhiều nơi khác. Không quá cầu kỳ trong cách chọn nhân bánh nhưng lại đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo trong khi làm. Tất cả các khâu làm bánh phải làm thủ công hết chứ không được dung máy ép giống như bánh khảo ở Tràng Định (Lạng Sơn), Cao Bằng. Vì thế bánh vừa có độ kết dính nhất định lại vừa dẻo và giữ được mùi thơm, không bị khô cứng.

Bột được đồ vào khuôn. Ảnh: Dương Khuyên
Bột được đồ vào khuôn. Ảnh: Dương Khuyên

Các nguyên liệu làm bánh gồm có rượu trắng, đường phên đã được giã mịn (loại đường mía để đông cứng lại chứ không dung mật mía), dầu chuối và vừng. Công đoạn “vò” bột là công đoạn khó nhất, đòi hỏi phải nhanh tay là liên tục nếu không bột sẽ lâu dính.

Tùy thuộc vào số lượng bột gạo nhiều hay ít mà cho lượng đường phên vừa đủ, sau đó cho thêm ít rượu trắng cùng với dầu chuối vào chậu bột, vò cho thật đều tay khoảng 2 tiếng, lúc nào thấy bột dính vào tay, nắm lại được thành từng cục là được.

Xong công đoạn vò bột là đến lúc “in” và “đóng” bánh vào khuôn. Người ta có thể “in” bánh vào chiếc khuôn nhỏ, mỗi khuôn in được 5 cái, ở dưới đáy có hình bông hoa đào năm cánh. Và nếu “đóng” bánh thì thường dùng khuôn để làm bánh khảo vuông. Khi làm, trước khi cho bột vào thì rắc một lớp vừng xuống sau đó phủ một lớp bột và phủ thêm một lớp vừng và dùng cán dao nén thật chặt rồi cho vào bao đóng kín, đến ngày 30 Tết thì trưng lên bàn thờ.

Bánh khảo mời khách. Ảnh: Dương Khuyên
Bánh khảo mời khách. Ảnh: Dương Khuyên

Dương Khuyên


Tin đã cập nhật trước đó
   Mứt dẻo dừa nước, món...
Người miền Tây, không ai không biết đến cây dừa nước. Đây là loại cây đa dụng vì lá dùng...

   Tết về miền Tây thưởng...
Dùng đũa gắp con tôm kho tàu màu vàng ươm đưa lên miệng nhai một cách từ tốn, vị ngọt...

   Của hiếm xôi kiến trứng...
Ngày xuân về Lục Ngạn (Bắc Giang), du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn dân dã mang đậm...

   Món cuốn chống ngán cho...
Không cao sang, nhưng món cuốn này đặc biệt được nhiều người quê tôi (Hoa Lư - Ninh Bình) yêu...

   Nói không với cholesterol(24/01/2012)
Lạp xưởng, giò chả… là thủ phạm khiến lượng cholesterol trong cơ thể bạn tăng cao, điều này đồng nghĩa...

   Cỗ lá của người Mường
Cỗ lá (đồ ăn được bày trên lá chuối) được xem là một trong những nét riêng biệt của văn...

   Luận bàn sành ăn(24/01/2012)
Sành ăn là gì? Hãy cùng TNTS lắng nghe ý kiến của các chuyên gia ẩm thực và đầu bếp...


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top