Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Nghề làm bánh dày giò
Ai từng ăn thử bánh dày (có nơi gọi bánh giầy, bánh dầy) giò của thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên, sẽ không thể quên được vị dẻo thơm của xôi đồ từ gạo nếp cái tinh, sự mềm mịn, man mát ngay trên đầu lưỡi khi đưa bánh vào miệng.
Nghề làm bánh dày giò Ai từng ăn thử bánh dày (có nơi gọi bánh giầy, bánh dầy) giò của thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên, sẽ không thể quên được vị dẻo thơm của xôi đồ từ gạo nếp cái tinh, sự mềm mịn, man mát ngay trên đầu lưỡi khi đưa bánh vào miệng.
Làm bánh dày giò chỉ cần gạo nếp, mỡ lợn. bánh dày rất kén gạo, chỉ cần gạo có lẫn hạt đầu ruồi (bị đen) khi giã sẽ rất xấu, hoặc chỉ cần lẫn một vài hạt gạo tẻ nhìn bột bánh sẽ trắng, rắn, bánh khô. Vì thế gạo nếp phải được lựa thật kỹ, phải là loại nếp thơm, chuẩn. Sau đó đem vo và ngâm nửa ngày rồi cho vào chõ đồ chín. Khi gạo bốc hơi và gần chín thì tưới thêm nước lên trên để xôi dẻo hơn.
Gỡ xôi ra khỏi chõ và đổ vào một tấm bạt được bôi một lượt mỡ. Mỡ sẽ giúp cho xôi không dính vào bạt và trở nên bóng mịn hơn. Sau đó đem vào cối giã ngay khi xôi còn nóng để bột mịn.
Nếu như trước đây người ta thường giã xôi thủ công bằng chày, cối thì giờ mỗi nhà đã trang bị được 1, 2 chiếc cối máy và chỉ cần người ngồi đảo bạt xôi cho đều.
Mất khoảng 40-50 phút thì một mẻ bột bánh mới được hoàn thành. Bột bánh đạt yêu cầu là khi dùng hai đầu ngón tay miết bột không lấy lợn cợn hạt xôi. Hỗn hợp bột trắng tinh, dẻo quánh, trông giống như bột loãng mới được.
Tiếp theo là công đoạn nặn bánh. Thực chất bánh dày giò không cần nặn. Chỉ cần bàn tay khéo léo của người thợ căn bột ra thành những khối bằng nhau, khi đặt xuống phản nhôm, bột vẫn còn nóng, mịn, dẻo sẽ tự chảy ra thành những chiếc bánh dày tròn trịa.
Bánh sau khi hoàn thành phải để khoảng 20-30 phút cho nguội mới đem đóng gói.
Trước khi úp lá dong cần xoa lên bề mặt bánh một lượt mỡ để bánh không dính, nhìn bóng mịn hơn. Mỗi chiếc lá dong nhỏ chỉ bọc một cặp bánh dày. 10 cặp bánh sẽ được đóng vào túi chờ khách tới lấy. bánh dày Lạc Đạo được đem bán cho nhiều tỉnh lân cận như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hài Phòng… Khi bán, họ kẹp thêm vào giữa 2 chiếc bánh dày một miếng giò, chả lụa để ăn kèm.
Ngoài bánh dày kẹp giò nổi tiếng, Lạc Đạo cũng làm loại bánh dày đỗ phục vụ đám cưới. Cũng với loại bột trên, họ sẽ nấu chín đỗ, sau đó trộn đường và cho vào giữa làm nhân bánh. Trước khi giao cho khách, bánh lại được lăn qua lớp đỗ khô và bột đậu xanh để thơm ngon hơn và bảo quản được lâu hơn.

Phương Lam


Tin đã cập nhật trước đó
   Cơm hến(06/03/2012)
Vừa rồi về Huế, mờ sáng, anh bạn gọi điện thoại: Cơm hến Đập Đá chứ! Nghe hai chữ cơm...

   Lợi ích từ gia vị(06/03/2012)
Trong quá trình nấu ăn, hầu hết người nội trợ đều nêm gia vị vào các món ăn của mình....

   Thưởng thức món ốc hấp...
Thịt ốc bằm nhỏ với thịt nạc, nêm nếm gia vị vừa đủ đem hấp cùng lá gừng, ốc quyện...

   Đặc sản cao lầu Hội...
Đi dọc theo những con đường nhỏ của phố cổ Hội An (Quảng Nam) du khách dễ dàng bắt gặp...

   Cá lóc nướng trui(04/03/2012)
Khi lúa chín vàng, nước rút xuống các con mương quanh ruộng thì cũng là lúc những con cá lóc đồng...

   Hồn Việt trong món ăn(04/03/2012)
Cách ăn của Việt Nam có bản sắc riêng rất độc đáo, đáng tự hào, rất ít mỡ, ít thịt,...

   Nhấn Like, vui Quiz Game,...
Trong tháng tôn vinh vẻ đẹp của người Phụ nữ, nhà hàng ThaiExpress có tổ chức chương trình “Nhấn Like,...


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top