
![]() |
(TNTT>) Thoạt nhìn bề ngoài, cá tầm trông dữ dằn nhưng thực chất là loài cá “hiền” bởi miệng cá không có răng, còn xương thì gần như biến thành sụn. Khi bình phẩm về cá tầm, nhiều người đã ăn nó đều cùng nhận định: “Mắc, nhưng ngon miễn bàn!” |
Lạ lùng con cá… không xương Không chỉ lạ bởi xương đều hóa sụn, con cá tầm còn đoạt nhiều kỷ lục: loài cá thuộc chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại với 21 loài đã được biết đến: cá tầm Nga, cá tầm sao, cá tấm hồ… Đặc biệt, loài cá tầm Beluga, sinh sống ở khu vực biển Đen, biển Caspi, sông Danube… có thể dài tới 5m, nặng trên 500kg và sống thọ tới… 200 năm, gấp đôi, gấp ba tuổi thọ loài người. Cá tầm gọi là cá nước ngọt hay nước mặn đều được vì đa số các loài cá tầm trải qua phần lớn cuộc đời sinh sống ở biển khơi nhưng lại ngược dòng quay về sông để đẻ trứng. Con cá tầm phổ biến ở các nhà hàng hiện nay thường là loại cá tầm Nga được nuôi ở Việt Nam. Mỗi con nặng chừng 2-5kg, hình dáng đen trũi, đuôi dài, mõm cá hình nêm, nhọn, da trơn nhẫy. Vì miệng cá không có răng, nên chúng ăn mồi bằng cách dùng đôi râu nhạy cảm sục sạo lớp đáy bùn mềm tầng đáy tìm loài giáp xác và cá nhỏ để sinh trưởng. Cá tầm nga "bơi" về việt nam Từ nước Nga xa xôi và vùng Siberia lạnh giá, cùng với cá hồi, ngày nay cá tầm được nuôi tại nhiều nơi ở Việt Nam như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), hồ thủy điện Đạ Mi (Tánh Linh, Bình Thuận). Trứng cá giống được nhập khẩu từ Nga để ươm nở và nuôi dưỡng. Thường ở Đạ Mi, cá tầm được thả nuôi trong từng lồng bè lớn ở lòng hồ sâu nước lạnh hồ thủy điện. |
© 2003 - 2004 Bản
quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam -
http://www.lmvn.com
|
![]() |