Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
Một loại bánh tráng rất riêng của vùng đất Tây Ninh mà ai có dịp thưởng thức đều khá trầm trồ khen ngợi chính là loại bánh tráng phơi sương...
>
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng Một loại bánh tráng rất riêng của vùng đất Tây Ninh mà ai có dịp thưởng thức đều khá trầm trồ khen ngợi chính là loại bánh tráng phơi sương...>

Bánh tráng còn có tên gọi khác là bánh đa dường như là món ăn quen thuộc trong phong cách ẩm thực của người Việt vừa mang tính ăn chơi, ăn no lại phong phú về chủng loại.

Có thể kể vài loại bánh tráng như bánh tráng lề dùng để gói ram, ăn bánh xèo; bánh tráng mỏng để cuốn thịt heo; bánh tráng dày nướng để xúc ăn với các món trộn; rồi các loại bánh tráng đặc trưng khác của mỗi vùng miền như bánh tráng dừa, bánh tráng đường, bánh tráng khoai,…Và có thể kể đến một loại bánh tráng rất riêng của vùng đất Tây Ninh mà ai có dịp thưởng thức đều khá trầm trồ khen ngợi chính là loại bánh tráng phơi sương.

Nằm trên quốc lộ 22, nơi sản xuất và phát minh ra món bánh tráng phơi sương chính là thị trấn Trảng Bàng ở Tây Ninh, nơi đây có gần nghìn lò sản xuất bánh tráng, trong đó có cả trăm lò chuyên sản xuất bánh tráng phơi sương.

Bánh tráng phơi sương mang hương vị rất riêng cho món cuốn phổ biến ở Nam Bộ. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây để có muốn bánh tráng ngon phải dùng gạo mùa, vo sạch ngâm kỹ và thay nước liên tục trong 2 ngày, xong đem xay nhuyễn. Bột nước sệt đem tráng lên tấm vải căng kín miệng nồi hấp, đậy kín một phút, bánh chín trải ra phên đem phơi nắng. Bánh tráng khô sẽ được nướng qua lửa cho phồng rộp không có vết cháy, sau đó bánh được xếp riêng, đợi đến sáng sớm khi sương bắt đầu rơi nhiều mới đem ra phơi. Người phơi bánh phải thức đợi bánh vừa thấm sương đủ mềm là xếp lại ngay bỏ vào trong bao, lót lá chuối. Khi bán mới xếp ra ràng, luôn bọc trong bao nhựa để giữ bánh luôn mềm.

Loại bánh phơi sương này thường dùng để cuốn với thịt heo luộc cùng các loại rau. Rau cuốn bánh phải đủ năm vị: chát, ngọt, chua, béo, thơm. Đó là rau diếp cá, tía tô, lá hẹ, lá cóc, lá săng mào, lá bứa, lá tràm ổi, húng quế, húng lủi, cần nước, lá mặt trăng, lá săng dẻ, quế vị, ngò tàu... bên cạnh đó còn thêm những lát dưa leo xắt dài, dưa chua và giá sống.

Món nước chấm phải là loại nước mắm ngon pha cùng đường, chanh, ớt, tỏi,... Còn với thịt heo để ăn bánh tráng phơi sương nên chọn loại thịt đùi luộc nguyên, khi xắt ra trắng và trông rất ngon, mềm. Một cuốn bánh tráng phơi sương thịt heo luộc đủ các loại rau ấy chấm nước mắm pha ăn mới cảm thấy đủ hương vị của cỏ cây thì ngon trên cả tuyệt vời.

Những chiếc bánh tráng phơi sương của vùng đất Trảng Bàng, Tây Ninh tuy bình dị, dân dã nhưng đã góp một phần để tạo nên vị ngon riêng khiến ai đã thưởng thức rồi khó có thể quên được.

Bài và ảnh Phan Thị Thanh Ly

Mời bạn đọc chia sẻ các món ăn ngon, lạ ở các vùng miền về doisong@vnexpress.net. Bài viết có nhuận bút.


Tin đã cập nhật trước đó
   Sâm sương(30/10/2011)
Sâm sương là một loại dây leo, rất quen thuộc với người dân Việt Nam, có người gọi là sương...

   Tiết thu Hà Nội, ngồi...
Bánh rau chiên là một món mặn ăn chơi hút hồn giới trẻ Hà Thành. Không khó để tìm được...

   Chè yến huyết tứ quý(29/10/2011)
Yến sào là tổ của loài chim yến biển, một trong những thực phẩm quý hiếm mà một số vùng...

   Nộm hoa chuối(27/10/2011)
Nộm hoa chuối là tên gọi khá “kiêu sa” mà người miền Trung đặt cho món bắp chuối trộn. Món...

   Đậm đà bánh chè lam...
Cắn một miếng bánh chè lam, tan trong miệng là vị dẻo dai của bột nếp, vị ngọt ngào của...

   Mùa lá xoài non(26/10/2011)
Cứ đến độ đầu đông, những cây xoài quê tôi lại bắt đầu trổ lá. Từng đọt lá thi nhau...

   Thấu da trâu(25/10/2011)
Gọi là thấu nhưng thực ra đó là món nộm với nguyên liệu chính là da trâu (hoặc bò).


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top